5000+ đóa hoa tặng mẹ và câu chuyện “tình mẫu tử” cảm động của vị Tiến sĩ Chiến Lược Học

Mỗi lần đi thuyết giảng tại các sự kiện và nhận được những bó hoa “cảm ơn” tôi đều gói ghém cẩn thận để mang về tặng mẹ. Với tôi đó không chỉ thể hiện sự trân trọng tình cảm của người tặng mà nó còn là một món quà giúp người mẹ đã hơn 90 tuổi của tôi cảm thấy được an ủi và sống vui vẻ hơn. TS Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ.

Giá trị lớn nhất của một người chính là nền tảng, phẩm chất đạo đức

Quá nửa cuộc đời “phiêu bạt” trong nước và quốc tế, từng đảm nhiệm nhiều vị trí và vai trò khác nhau ở các tập đoàn lớn nhỏ trong nước và quốc tế như: Giám Đốc Sản Xuất Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương – Công ty Greystone Data Systems Inc., (Mỹ); Giám Đốc Nhà Máy BET Seagate Vietnam (Mỹ); Giám Đốc Công ty WD Vietnam – Western Digital (Mỹ); Viện trưởng Viện quản trị tri thức KMI; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng quốc tế Vabis Tuệ Đức…vv. Giờ đây càng ngẫm lại, TS Nguyễn Thanh Tùng càng thấy những điều mình suy nghĩ lúc nhỏ là đúng.

TS Nguyễn Thanh Tùng cho rằng: “Giá trị lớn nhất của một người còn sót lại chính là nền tảng, là phẩm chất đạo đức, chứ chẳng phải sự giàu sang. Và góc cuối cùng của phẩm chất đạo đức là thực hành điều tử tế, điều tốt đẹp nhất đối với cha mẹ mình”.

Chúng ta thường xem việc nhận sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ là vô điều kiện, thành ra việc tri ân cũng vì vậy mà trở nên khó khăn hơn. Một ví dụ đơn giản nhưng rất phổ biến đó là, mọi người rất dễ làm đẹp lòng, rất dễ cảm ơn, lịch sự với những người bên ngoài nhưng lại khó làm điều đó với cha mẹ mình. 

Bản thân TS Nguyễn Thanh Tùng cũng thừa nhận, mình cũng từng có khoảng thời gian rất khó khăn trong việc thể hiện tình cảm với cha mẹ mình. Tuy nhiên nhờ ý thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của hành động này và nhờ sự nỗ lực cải thiện mỗi ngày. Việc thể hiện tình cảm, tình yêu thương và lòng biết ơn đến cha mẹ hiện được vị Tiến sĩ này thực hành mỗi ngày với cha mẹ đã ngoài 90 tuổi của mình. 

Bà Ngọc Dung – Mẹ của TS Nguyễn Thanh Tùng: Tôi luôn tự hào, hạnh phúc vì có đứa con hiếu thảo, thương yêu, chăm lo hết mực cho cha mẹ. “Cuộc đời mình có gì hơn là con có hiếu và giờ tôi thấy rõ điều đó. Thật sự tôi cảm thấy được an ủi cuộc đời và vui sống hơn. Mà cũng phải nói là con cái đã thấy được tấm gương cha mẹ ngày trước và thực hiện theo”, cụ bà hơn 90 tuổi trải lòng.

Nụ hôn tặng mẹ khi ở tuổi trưởng thành & Niềm hạnh phúc ánh nên trong từng ánh mắt

Ngày nay,  xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, nhiều cha mẹ cũng hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc khuyến khích con cái nói lời yêu thương và cởi mở chia sẻ khi con gặp phải những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy việc con cái có những lời nói, hành động yêu thương đến cha mẹ mình ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên với những người thế hệ 7X, 8X và đầu 9X thì việc nói lời yêu thương hay thể hiện những hành động tình cảm với cha mẹ mình là hết sức khó khăn. Bởi hồi nhỏ chúng tôi được cha mẹ giáo dục khi đi thì phải biết hỏi, khi về thì phải biết chào. Ra đường được ai giúp đỡ thì phải biết cảm ơn và khi mình không may phạm phải sai lầm thì phải biết xin lỗi. 

Chúng tôi không được cha mẹ dạy là phải cảm ơn và biết ơn cha mẹ mình. Bởi tình yêu của cha mẹ dành cho con luôn là tình yêu vô điều kiện. Cha mẹ lúc nào cũng chỉ nghĩ làm thế nào để con có cuộc sống đủ đầy nhất, bình an hạnh phúc nhất, luôn nghĩ làm thế nào để trao đi mà chưa bao giờ nghĩ sẽ nhận lại. Đây cũng là lý do khiến chúng ta thường xem việc nhận sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ là điều nghiễm nhiên, thành ra việc tri ân cũng vì vậy mà trở nên khó khăn hơn và cá nhân tôi đã mất suốt 3 tháng để thực hiện được kế hoạch nụ hôn tặng mẹ. 

TS Nguyễn Thanh Tùng kế hoạch nụ hôn tặng mẹ bắt đầu từ năm ông 19 tuổi, xuất phát từ một lần tình cờ chứng kiến những người bạn đồng trang lứa hôn bố mẹ khi được bố mẹ chở đến cổng trường đại học. “Với tôi lúc ấy, đó là những gia đình thật sự hạnh phúc, trí tuệ. Từ đó, tôi mới nghiền ngẫm và tự hỏi tại sao mình không làm được điều tương tự và nung nấu ý định thực hành chuyện hôn bố mẹ mình”. TS Tùng nhớ lại.

Tuy nhiên, việc sinh ra trong một gia đình gốc Huế nghèo khó và có tới 17 người con thì kế hoạch thực hành hôn bố mẹ của chàng thanh niên trẻ lúc ấy thực sự không hề đơn giản. Bởi những ai sinh ra trong gia đình đông con sẽ hiểu, cha mẹ lúc đó còn vất vả nghĩ kế mưu sinh cho cả gia đình thì làm gì có nhiều thời gian dành cho con. Vậy nên con rất khó để có được cảm xúc đó, chưa kể việc này đối với nhiều người còn… rất kỳ cục.

Suốt 3 tháng đầu, anh con trai không thực hiện được “kế hoạch”. “Nhưng tôi nghĩ cơ hội để làm điều này ít lắm, bởi bố mẹ sinh đến 17 người con. Đến một ngày, tôi “liều mạng” hôn mẹ mình. Thật sự lúc đó tôi cảm nhận được tình cảm của người mẹ khi nhận nụ hôn của con mình lúc trưởng thành. Và từ đó, tôi duy trì đến nay, gần như ngày nào cũng hôn mẹ trước và sau khi đi làm về”, TS, Nguyễn Thanh Tùng thổ lộ.

Vị tiến sĩ cũng cho hay, nụ hôn trao cho mẹ “vi diệu” ở chỗ là khi ấy người mẹ bắt đầu quan tâm, để ý tới cậu con trai từng li, từng tí. Niềm hạnh phúc của người mẹ cũng ánh lên trong cả lời nói, ánh mắt, cử chỉ.

5000+ bó hoa: Món quà tinh thần đặc biệt dành tặng mẹ 

5000+ đóa hoa tặng mẹ chỉ là điều tình cờ nhưng lại vô cùng ý nghĩa đối với tôi và cho đến hiện tại tôi vẫn duy trì và phấn đấu đạt được mục tiêu này. 

Chia sẻ về câu chuyện 5000+ đóa hoa tặng mẹ, TS Nguyễn Thanh Tùng cho biết đây là việc làm không hề dễ dàng thuở ban đầu. 

Xuất phát từ công việc đào tạo và giảng dạy của mình, sau mỗi buổi làm việc TS Nguyễn Thanh Tùng đều được các đơn vị đối tác và học viên tặng hoa cám ơn. TS Nguyễn Thanh Tùng cho biết ông rất trân trọng những bó hoa được tặng, bởi đó không chỉ gửi gắm tình cảm của người tặng mà nó còn là biểu tượng cho thành quả mà ông đạt được đó là có thể trao kiến thức, trao giá trị cho nhiều người và giúp nhiều người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy những thành quả này ông muốn tặng cho người mình quý trọng nhất, cũng chính là người đã sinh ra ông – người mẹ đã tần tảo sớm hôm nuôi ông không lớn và có được những thành quả như hiện tại. 

TS Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ, trong hàng ngàn lần mang hoa về tặng mẹ, ông không thể quên chuyến đi “lịch sử” ở các tỉnh miền Trung. Được các đơn vị tặng trước và sau hơn 30 bó hoa và ông quyết định mang tất cả món quà tinh thần này về cho mẹ.

Hiện tại thói quen mang hoa về tặng mẹ vẫn được TS Nguyễn Thanh Tùng duy trì thường xuyên: Mang hoa về tặng mẹ không chỉ là cách để tôi báo hiếu cha mẹ, để mẹ luôn tự hào, hạnh phúc về đứa con mà cha mẹ đã chăm lo hết mực. Đây cũng là món quà giúp mẹ tôi sống vui khỏe, hạnh phúc hơn khi về già. Những bó hoa cũng là động lực thôi thúc tôi cống hiến nhiều hơn, lan tỏa mạnh mẽ hơn những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us

Hãy gọi cho chúng tôi hoặc điền vào mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ liên lạc với bạn. Chúng tôi nỗ lực trả lời trong vòng 24 giờ vào các ngày làm việc.