Chọn trường đại học cho con: Cha mẹ có nên chọn trường hay chỉ dừng lại ở việc định hướng?

Việc lựa chọn theo học ngành nào, trường nào của con cái luôn là chủ đề được các bậc cha mẹ quan tâm, đặc biệt là thời điểm khi các con bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký vào kỳ thi đại học. Cùng với đó thì một chủ đề nữa cũng được thảo luận rất sôi nổi ở trong mỗi gia đình hay trên các nền tảng mạng xã hội, tin tức, rằng con cái nên chọn trường theo ý kiến bản thân hay bố mẹ khi mà giữa bố mẹ và con cái không tìm được tiếng nói chung?

Lý do cha mẹ luôn muốn chọn trường cho con

Cha mẹ thì luôn muốn những điều tốt nhất cho con nên việc lựa chọn trường đại học, hay cụ thể hơn là ngành nghề cho con cũng đều xuất phát từ tâm lý đó. Nhưng thực tế còn nhiều lý do hơn thế giải thích cho lý do vì sao cha mẹ luôn muốn chọn trường cho con. Những lý do thường gặp nhất có thể kể đến như:

  • Cha mẹ có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm và có góc nhìn đánh giá của người trường thành về nghề nghiệp. Tại thời điểm con lựa chọn ngành và trường học, các bậc cha mẹ có thể nói cũng đã trải qua trên dưới 20 năm bươn trải và va chạm trong phạm vi lĩnh vực, ngành nghề của mình nói riêng với với nhiều con người, công việc, ngành nghề khác trong cuộc sống. Có nhiều điều thực sự phải gặp phải hoặc trải qua mới có thể biết hết được những điều ẩn đằng sau. Vì vậy, việc bố mẹ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn so với các con là điều chắc chắn.
  • Sợ con cái chưa đủ thông tin, còn bồng bột, chưa chín chắn nên quyết định có thể chưa đúng đắn. Thực tế, dù con cái có trưởng thành, chín chắc so với tuổi thì mức độ hiểu biết và va chạm của con cũng chỉ dừng lại trong khoảng thời gian cho tới thời điểm con lựa chọn trường đại học. Nhiều điều dù con tìm hiểu nhưng chắc chắn sẽ chưa thể thật đầy đủ và toàn diện để có được cái nhìn bao quát. Và việc đưa ra quyết định khi chưa có đù thông tin chắc chắc có có rủi ro cao hơn nhiều.
  • Cha mẹ bao bọc, mong muốn sự ổn định, cân nhắc về điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. Xuất phát từ tình yêu thương con cái, không muốn con vất vả mà chỉ cần con có được một cuộc sống ổn định, mà cha mẹ đã định hướng, thậm chí quyết định thay con vào trường hợp, ngành nghề với đầu ra được đảm bảo chắc chắn mà không cân nhắc tới việc con có phù hợp hay có hứng thú với ngành nghề đó hay không.
  • Cha mẹ chưa thực sự hiểu và thấy được mức độ khả thi trong tương lai của ngành nghề mà con lựa chọn. Trong thời đại gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, của mạng xã hội, rất nhiều ngành nghề mới được ra đời, đôi khi quá đôi xa lạ với các bậc làm cha làm mẹ. Và vì những ngành nghề đó, quá mới mẻ, thậm chí có đôi chút hơi khác cho so với quan niệm về “công việc” của cha mẹ mà nhiều bậc phụ huynh không cho rằng đó là những nghề phù hợp để làm, để theo đổi, thậm chí quyết liệt phản đối.
  • Muốn con cái bước tiếp con đường mà cha mẹ còn đang dang dở. Dù không nhiều nhưng thực tế đã cho thấy rất nhiều cha mẹ đã hoạch định ra một cách cự kỳ rõ ràng con đường mà con cái cần phải đi theo ngày từ khi còn bé vì cho rằng đó là con đường tốt nhất dành do con. Rằng thực tế đã chứng minh trong nhiều trường hợp, việc bố mẹ bắt ép con theo đuổi một công việc, một địa vị chỉ là được đặt ước mơ của chính bản thân mình lên đôi vai của con, để con tiếp tục gánh vác.
  • Áp lực về thành tích, về cái danh “con nhà người ta”, “đại học”. Hiện nay vẫn còn rất nhiều cập phụ huynh vẫn còn bị ám ảnh buổi cái nhìn của họ hàng, của hàng xóm làng giềng mà không chấp nhận được việc con cái của mình sẽ học ở một trường cao đẳng, trung cấp, thậm chí trường nghề. Bởi vậy, dù con có học lực không quá tốt nhưng bố mẹ vẫn hướng, hoặc thậm chí ép buộc con thi vào các trường, các chuyên ngành quá sức của con thay vì lựa chọn thực sự phù hợp với năng lực của con.

Hệ lụy của việc chấp nhận theo học tại trường cha mẹ chọn?

Việc lựa chọn trường cho con dù xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ hay từ những ám ảnh, áp lực của thế hệ đi trước thì chắc chắn việc con cái lựa chọn trường học theo ý của phu huynh thay vì bản thân có có những hệ lụy kéo theo. Thường thấy nhất có thể kể đến:

  • Con cái có thành công cũng chưa thể phát huy được hết khả năng. Tất nhiên không thể phủ nhận rằng vẫn có rất nhiều bạn trẻ đạt được thành công nhất định trên con đường mà cha mẹ đã lựa chọn. Nhưng chắc chắn, con số này là không nhiều. Và chúng ta cần nhìn nhần vào thực tế rằng, các bạn ấy hoàn toàn có thể tỏa sáng và thành công hơn nữa nếu được lựa chọn trường học, ngành nghề đúng với sở thích và thế mạnh của bản thân.
  • Con không thực sự tìm được niềm vui, đam mê, động lực với ngành nghề đó. Với bất kỳ ai, khi phải dành ra từ 8, 10, thậm chí 12 giờ/ngày để tập trung vào những điều không phải đam mê của mình thì khoảng thời gian đó chắc chắc không thể gọi là khoảng thời gian vui vẻ và hạnh phúc được. Và và việc lựa một ngành nghề không phải chỉ dẫn tới kết quả của 4, 5 năm theo học tại trường đại học, mà còn là hơn 30, thậm chí 50 năm gắn bó trong suốt sự nghiệp của mình. Như vậy thì việc lựa chọn một ngành nghề không thực sự đem lại cho bản thân sự hứng thú không phải rất đáng quan ngại sao?
  • Con cái bỏ cuộc giữa chừng, đánh mất niềm tin vào bản thân, rơi vào trầm cảm. Như đã nói ở trên, khi làm một điều gì đó bản thân không hứng thú trong thời gian dài, chắc chắn không ai có thể vui vẻ được và chắc chắn không thể phát huy được điểm mạnh của mình. Nhiều bạn trẻ đã chia sẻ, sau khi theo học tại trường họp mà bố mẹ lựa chọn, vì bản thân không phù hợp nên việc học gặp rất nhiều khó khăn. Trượt môn, học lại là điều thường xuyên xảy ra, từ đó khiến các bạn ngày càng cảm thấy tự ti về bản thân và cô lập mình với mọi người xung quanh. Không ít bản đã thực sự bế tắc và rơi vào trầm cảm, cảm thân bản thân không có động lực để tiếp tục.

Hãy là những người cha mẹ thông thái: Đồng hành nhưng đừng ép buộc.

Lựa chọn trường học hay nghề nghiệp cho con chính là kết quả cuối cùng của quá trình hướng nghiệp cho con. Và một trong những nguyên tắc cần lưu tâm khi hướng nghiệp: đó là nói không với ép buộc. Bởi vậy, để con cái thực sự có thể lựa chọn được ngành nghề và trường học phù hợp, cha mẹ hãy cùng lưu ý một số điểm sau nhé:

  • Cung cấp thông tin và góc nhìn: Cha mẹ hãy là những nhà cố vấn đề cung cấp thông tin và những góc nhìn mà con cần biết. Chắc chắn vốn kiến thức và kinh nghiệm của cha mẹ là không hề nhỏ. Vậy nên, kể cả trong trường hợp con vẫn không lựa chọn ngành nghề theo gợi ý của cha mẹ thì hãy đảm bảo rằng con đã từ chối khi nhận ra được cả ưu điểm, nhược điểm của sự lựa chọn đó.
  • Cùng tìm hiểu và tham khảo: Chắc chắc cha mẹ không thể biết hiết được thông tin về mọi ngành nghề, đặc biệt là có rất nhiều ngành nghề mới trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cha mẹ đừng ngay lập tức phủ nhận với những nghề mà mọi người “cho rằng” là không phù hợp. Dù là ngành nghề hay trường học mà bố mẹ hay con lựa chọn, mọi thông tin từ mọi người đều quý giá, để việc đưa ra quyết định luôn là khi cả gia đình đã có được đầy đủ thông tin nhất.
  • Lắng nghe và cùng phân tích (phân tích về sự lựa chọn nghề nghiệp/trường hợp, về kế hoạch/dự đinh, về sự quyết tâm). Sau khi đó có được rất nhiều thông tin sau quá trình tìm hiểu, cả cha mẹ và con cái hãy cùng nhau dành ra thời gian để ngồi trao đổi, lắng nghe và cũng nhau phân tích về từng phương án. Mọi người hãy cũng cân nhắc một cách khách quan và bao quát dựa trên nhiều yếu tố: về điểm mạnh, sự yêu thích của con, về mức độ khó của quá trình học và khả năng thành công của nghề nghiệp đó, về nhu cầu của xã hội trong tương lai. Đây cũng là dịp để cha mẹ thấy được con mình có thực sự nghiêm túc với sự lựa chọn của bản thân không: rằng có có kế hoạch cho bản thân mình cho từng mốc thời gian, có mục tiêu cần đạt được và cả sự quyết tâm để đạt được mục tiêu đó. Đôi khi, chính những lúc như thế này, cha mẹ với có thể thấy được hết khả năng của còn và sẽ có một cái nhìn khác về “đứa con bé bỏng” của mình.
  • Ủng hộ và đồng hành (trao quyền, tin tưởng): Khi đã thực sự hiểu được lý do cho sự lựa chọn của con rồi, dù khi đó có thể cha mẹ chưa hoàn toàn bị thuyết phục, nhưng hãy chấp nhận và ủng hộ với quyết định của còn. Đồng thời, luôn đồng hành và là chỗ dựa vững chắc, là những nhà cố vấn khi cần thiết, để con luôn có thể tự tin tiến về phía trước hay có để để quay về khi cần. Bởi chỉ con mới có thể sống với cuộc đời của con và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những quyết định mà con lựa chọn.
  • Đại học không phải là con đường duy nhất. Sẽ có không ít những tấm gương thành công hiện nay không hề bước qua cánh cửa đại học. Và quan trọng hơn, cha mẹ cần xác định được mục tiêu mà con có thể phấn đấu và đạt được là gì. Chỉ cần mục tiêu ấy phù hợp, thì dù là với con đường nào thì nó đều là đáng quý và đáng khích lệ.

Việc lựa chọn được ngành nghề, trường học chỉ là một trong số rất nhiều quyết định mà con sẽ cần đưa ra trong hành trình sự nghiệp và cuộc đời. Hãy trở thành những bậc phụ huynh thông thái và cùng con đưa ra được sự chọn lựa phù hợp nhất, đồng thời cha mẹ hay dùng sự kiện này như một cơ hội để kéo gần hơn khoảng cách giữa mình và các con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us

Hãy gọi cho chúng tôi hoặc điền vào mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ liên lạc với bạn. Chúng tôi nỗ lực trả lời trong vòng 24 giờ vào các ngày làm việc.