Con trai Tiến sĩ đầu tư công trình thế kỷ “Cố đô Huế giữa lòng Sài Gòn” để báo hiếu mẹ

Sau 7 năm miệt mài với 18 lần bay ra vào Huế, cuối cùng tâm nguyện đưa quê nhà về sát bên để mẹ thôi ngóng cố hương đã được Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng hoàn thiện. Hoàn thành tâm nguyện xây nhà báo hiếu cha mẹ được vị con trai Tiến sĩ ấp ủ suốt 14 năm.

TS.Nguyễn Thanh Tùng và mẹ bên công trình “Huế thu nhỏ” giữa lòng Sài Gòn

Ngự Lâm Viên – Kinh đô Huế thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn

Nằm sừng sững giữa khu vườn 1000m2, Ngự Lâm Viên đã thành công tái hiện được nét nguyên sơ, cổ kính và trầm mặc của Kinh Thành Huế ngay giữa lòng Sài Gòn. Đây cũng là công trình được Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thanh Tùng đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn thành ước nguyện báo hiếu cha mẹ, hy vọng mỗi ngày của cha mẹ luôn được sống như đang ở quê nhà và sống vui, sống khỏe tuổi già bên con cháu. 

Được ấp ủ từ năm 14 tuổi, ngay đêm người mẹ đạt giải nhất trong cuộc thi ở Đình Thương Bạc – Huế. TS Nguyễn Thanh Tùng lúc đó đang còn là một chàng niên thiếu đã nghĩ ngay đến việc làm một ngôi đình Thương Bạc để báo hiếu mẹ, để luôn nhắc mẹ đến những kỷ niệm đẹp, hạnh phúc và để mẹ từ hào mỗi khi kể cho bạn bè. 

14 năm sau, ở tuổi 28, du học từ Australia trở về, trong tay lúc đó chẳng có gì thế nhưng chứng kiến nỗi niềm khắc khoải của cha mẹ mỗi khi nhớ về quê nhà: “Mỗi lần kể về Huế, ánh mắt mẹ tôi lại chan chứa yêu thương. Có chuyện, mẹ kể cả trăm bận không chán. Từ lúc đó, dù mới 13, 14 tuổi, tôi đã dặn lòng khi lớn lên phải làm tặng món quà nào đó thật ý nghĩa để mẹ vơi bớt nỗi nhớ quê” lúc đó tôi đã quyết định thực hiện kế hoạch báo hiếu cha mẹ của đời mình. “Lúc đó tôi làm với tất cả say mê nhưng thật lòng không biết khi nào mới có thể hoàn tất công trình”. 

TS Nguyễn Thanh Tùng kể, lúc mới bắt đầu tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Để thực hiện công trình, tôi đã phải bay ra vào Huế tới 18 lần để tìm các thông tin, tư liệu và gặp gỡ trao đổi với các nghệ nhân. 

“Quần thể di tích Cố đô Huế trong đó có Kinh Thành Huế là một quần thể công trình kiến trúc lớn của người Việt đã được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới đầu tiên của Việt Nam, một người ngoại đạo như tôi liệu có đủ sức để làm được một công trình lớn được cả thế giới công nhận?  Trong khi đó việc tìm kiếm các thông tin, tư liệu lại vô cùng khó khăn và hạn chế”.

TS Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ, ban đầu công trình “Ngự Lâm Viên – Kinh đô Huế thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn” được ông trực tiếp thiết kế bản vẽ và tái hiện bằng gỗ. Sau khi đưa vào thực tế do sự khắc nghiệt của thời tiết nên công trình đã được làm lại bằng đá. 

“Nhà tôi có truyền thống làm nghề mộc, chính vì vậy ban đầu tôi đã tái hiện công trình hoàn toàn bằng gỗ. Tuy nhiên khi đưa ra trưng bày ngoài trời, do ảnh hưởng mưa nắng của thời tiết, gỗ bị giãn nở nên không thể đáp ứng được. Để công trình có thể trường tồn lâu dài đến trăm năm, tôi đã mất 3 năm ròng rã để tìm ra nguyên liệu thay thế và quyết định làm lại công trình bằng bột đá”.

Năm 2007, Ngự Lâm Viên chính thực được hoàn tất với 151 hạng mục, tái hiện một cách chân thực,  đầy đủ những gì đặc trưng và tinh túy nhất của kinh đô Huế. Từ cung điện, lâu đài lăng tẩm, đền miếu, chùa chiền đều đã được tái hiện một cách tinh xảo. 

Sự trầm mặc, cổ kính của vùng đất cố đô được du khách cảm nhận ngay từ cửa ra vào, các mái vòm cong cong và căn nhà rường đặc trưng của xứ kinh kỳ. Những đường nét chạm trổ tinh tế, những đường cong uốn lượn nhẹ nhàng thanh thoát của Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Thái Miếu, Hưng Miếu, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, phủ Nội Vụ, vườn Hạ Cơ… trong Ngự Lãm Viên khiến bạn như có cảm giác một kinh thành Huế cổ kính đang sừng sững ngay trước mặt.

Thêm vào đó, dòng sông Hương thơ mộng uốn quanh qua Kinh thành, qua Hoàng thành và Tử cấm thành cùng với các địa danh như bến Vân Lâu và đình Thương Bạc, cầu Trường Tiền cùng cồn Giã Viên  và cồn Hến ngự hai bên Hoàng thành càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của một kinh đô phong kiến thu nhỏ độc đáo này.

Không chỉ dừng lại ở một công trình 

TS Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ, rời quê từ lúc chỉ mới 10 tuổi, nhưng chưa bao giờ hình ảnh cố đô Huế lại phai mờ trong tôi. Chính vì tình yêu dành cho quê hương cũng như để ba mẹ mình nguôi ngoai nỗi nhớ quê, tôi đã thực hiện công trình “Huế thu nhỏ” – tái hiện cố đô Huế giữa lòng Sài Gòn – TP.HCM. 

Nói về mục đích của việc tái hiện công trình kinh đô Huế thu nhỏ ngay trong khuôn viên vườn nhà, TS Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ: “Tôi mất 7 năm đầu tư rất nhiều thời gian và dành hết tâm huyết cho việc xây dựng công trình này chỉ với một mục đích duy nhất đó chính là để “báo hiếu cha mẹ”. Mang Huế về bên vườn nhà, tôi mong cha mẹ mỗi ngày đều như được sống ở chính quê hương của mình. Tôi muốn cha mẹ được sống vui vẻ, hạnh phúc và nghĩ về những kỷ niệm đẹp”. 

TS Nguyễn Thanh Tùng cho biết, xuất phát chỉ với mục đích làm món quà báo hiếu cha mẹ. Tuy nhiên sau khi công trình hoàn thành, Cố đô Huế thu nhỏ giữa lòng Sài Gòn cũng là công trình để nhắc nhớ thế hệ con cháu trong gia đình, tuy ở Sài Gòn nhưng vẫn phải hiểu được gia phong, nguồn gốc của gia đình. 

Hiện công trình đã hoàn thiện được 17 năm nhưng không hề bị ảnh hưởng bởi những tác động của thời gian. Thậm chí còn thêm nét cổ kính bởi những rêu phong mọc tự nhiên. Ngự Lãm Viên hiện cũng là địa điểm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hoá Cố đô Huế. 

“Từ ngày công trình được hoàn thiện, nhà tôi đã đón >200.000 lượt khách du dịch đến tham quan. Cũng nhờ mỗi ngày có nhiều người đến thăm mà bố mẹ tôi cũng khỏe lên”. TS Nguyễn Thanh Tùng nói. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Us

Hãy gọi cho chúng tôi hoặc điền vào mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ liên lạc với bạn. Chúng tôi nỗ lực trả lời trong vòng 24 giờ vào các ngày làm việc.