TS Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1971 tại Huế, hiện ông đang sinh sống và làm việc tại Tp HCM. Là em út trong gia đình có 17 anh chị em. Tuy gia cảnh khó khăn nhưng TS Nguyễn Thanh Tùng vẫn được cha mẹ đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục và nuôi dưỡng đạo đức. Đây cũng chính là nền tảng, là cái nôi vững chắc đã tạo nên một vị Tiến sĩ tài đức vẹn toàn của hiện tại.
Nỗi niềm & Khát vọng của vị Tiến sĩ chiến lược học với nền Giáo dục nước nhà
Sinh ra trong một gia đình đông con tại Huế, là em út trong gia đình có 17 anh chị em, song từ nhỏ TS Nguyễn Thanh Tùng đã được cha mẹ đặc biệt chú trọng việc giáo dục và nuôi dưỡng đạo đức. Cha mẹ luôn dạy chúng tôi làm gì cũng phải lấy đạo đức là gốc rễ, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. “Ở đời có tâm, có đức, mặc sức mà ăn”.
Trải qua từng năm tháng, tư tưởng giáo dục lấy đạo đức làm gốc rễ này đã dần thâm nhuần trong tâm trí của người con xứ Huế Nguyễn Thanh Tùng, đồng thời mang đến cho ông sự nghiệp thành công và một gia đình hạnh phúc. Ông còn được nhiều người biết đến với danh xưng người con đạo hiếu khi dành 7 năm để xây dựng và tái hiện công trình kiến trúc “Huế thu nhỏ’ ngay trong khuôn viên vườn nhà làm món quà báo hiếu cha mẹ.
Bà Ngọc Dung (Mẹ TS Nguyễn Thanh Tùng) luôn tự hào, hạnh phúc vì có đứa con hiếu thảo, thương yêu, chăm lo hết mực cho cha mẹ. “Cuộc đời mình có gì hơn là con có hiếu và giờ tôi thấy rõ điều đó. Thật sự tôi cảm thấy được an ủi cuộc đời và vui sống hơn. Mà cũng phải nói là con cái đã thấy được tấm gương cha mẹ ngày trước và thực hiện theo”, cụ bà hơn 90 tuổi trải lòng.
Bên cạnh đó, TS Nguyễn Thanh Tùng còn trở thành thần tượng của nhiều thế hệ Việt Nam từ các em học sinh, sinh viên đến các cha mẹ và những cụ ông cụ bà, khi dám từ bỏ sự nghiệp đang ở thời kỳ đỉnh cao với vị trí và chức vụ quan trọng tại tập đoàn quốc tế để về Việt Nam bắt đầu sứ mệnh “mang tri thức giáo dục, mang hạnh phúc đến với mọi người”.
TS Nguyễn Thanh Tùng từng nhiều lần chia sẻ, việc mang những kiến thức, kinh nghiệm mình học tập và đúc kết được trao cho cộng đồng giống như sứ mệnh mà tôi phải thực hiện. Bởi từ hồi còn rất nhỏ, không biết vì sao lúc đó mỗi lần được mẹ cho đi chùa, lần nào tôi cũng cầu khấn rằng, sau này lớn lên mình phải thành công, mình trở thành người có ích để có thể giúp được cho nhiều người.
“Hồi còn nhỏ, cứ mỗi lần đi đền, đi chùa cùng mẹ tôi luôn cầu khấn sau này lớn lên được cống hiến và giúp đỡ cho thật nhiều người, có lẽ chính lời cầu khấn ấy đã quyết định sứ mệnh của tôi là không ngừng trao giá trị, trao tri thức đến với mọi người, giúp nhiều người có cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn”. TS Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ.
Quyết định bỏ hết sự nghiệp đang ở thời kỳ đỉnh cao để về nước thực hiện sứ mệnh lan tỏa tri thức và những điều tốt đẹp đến cộng đồng
Sinh thời Hồ Chủ Tịch đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Sinh ra trong gia đình có đông anh chị em, hơn ai hết tôi thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, vất vả của các học sinh nghèo ở khu vực nông thôn. Tôi hiểu rằng, giáo dục và đào tạo là con đường tốt nhất để thoát khỏi đói nghèo, để vươn lên làm chủ vận mệnh, làm chủ cuộc đời mình trong tương lai. Chính vì vậy từ nhỏ tôi đã luôn không ngừng nỗ lực, quyết tâm học hành để thành công, để có thể báo hiếu cha mẹ và giúp đỡ được cho nhiều người.
Lớn lên TS Nguyễn Thanh Tùng theo học kỹ sư Điện tử tại Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM và tốt nghiệp cử nhân đồng thời 2 trường đại học: ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM và ĐH Bách Khoa TPHCM. Sau đó ông tiếp tục dành được học bổng Thạc sĩ Kỹ thuật – Kỹ thuật hệ thống – ĐH RMIT – Úc (Học bổng RMIT). Và liên tục dành được học bổng thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh và Thạc sĩ Khóa học – Chiến lược học tại 2 ngôi trường danh giá của Pháp đó là TT Đào Tạo & Quản Lý Pháp Việt và ĐH SKEMA – Pháp.
- 2007-2010: Tiến sĩ – Chiến lược học – IAU (International American University) – Mỹ
- 2005-2006: Thạc Sĩ Khoa Học – Chiến lược học – ĐH SKEMA – Pháp (Học bổng Pháp)
- 2004-2005: Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh – CFVG – TT Đào Tạo & Quản Lý Pháp Việt (Học bổng Pháp)
- 1998-2000: Thạc sĩ Kỹ thuật – Kỹ thuật hệ thống – ĐH RMIT – Úc (Học bổng RMIT)
- 1995-1997: Kỹ sư Máy tinh – ĐH Bách khoa TP.HCM (Bằng 2)
- 1989-1994: Kỹ sư Điện tử – ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM (Học bổng toàn phần)
Hiện tại TS Nguyễn Thanh Tùng là:
– Viện Trưởng – Viện Quản Trị Tri Thức KMi – Sở KHCN TP. HCM
-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quốc tế Vabis Tuệ Đức
-CEO – Sáng lập Tập đoàn Công nghệ Khai Minh KMTG
-TGĐ – Đồng sáng lập Hệ thống Trường Xanh Tuệ Đức
-Nguyên Giám Đốc Sản Xuất Khu Vực Châu Á – Thái Bình Dương
-Nguyên Giám Đốc Nhà Máy BET Seagate Vietnam (Mỹ)
-Nguyên Giám Đốc Công ty WD Vietnam – Western Digital (Mỹ)
-Giảng viên chương trình Cao Học của:
- Đại học Sorbonne, Đại học Paris IX (giảng dạy MBA – Thạc Sĩ kinh tế);
- CFVG – Trung Tâm Đào Tạo & Quản Lý Pháp Việt (giảng dạy MBA);
- PUF – Đại Học Pháp (giảng dạy MMS – Thạc Sỹ Quản trị thông tin),
- Đại học Leed Beckett (Anh Quốc – giảng dạy MBA – Thạc Sĩ kinh tế),
- FSB – (Đại học FPT – chương trình MBA)
-Giảng viên chương trình Kỹ năng mềm của:
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM; Đại Học Quốc Gia Hanoi;
- Đại Học Huế; Đại Học Saigon, Đại Học Đà Nẵng, Đại Học Thái Nguyên
- Đài truyền hình TP.HCM: HTV9, VTV3
-Giảng Viên chương trình CEO (Giám đốc điều hành), CPO (Giám đốc HR) tại:
- VCCI (Phòng Công Nghiệp Thương Mại Vietnam)
- CBA (Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ – Khu vực Mekong)
- PACE (Học viện đào tạo Doanh nghiệp PACE)
- KMi (Viện Quản trị Tri thức)
- IABM (Viện Kế Toán và Quản Trị Doanh Nghiệp)
- FMIT (Viện Quản Trị Tài Chính & Công Nghệ)
- CET (Trung tâm đào tạo doanh nghiệp Vabis)
Là người may mắn được đi nhiều nơi, học hỏi và làm việc ở nhiều môi trường quốc tế. Tôi ý thức được Việt Nam mình đang ở đâu trên bản đồ thế giới, tôi nhận thức được rằng: Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, “sánh vai với các cường quốc năm châu” chỉ đạt được khi đất nước có những công dân có trí tuệ và phẩm giá, biết yêu gia đình, Tổ quốc, đồng bào mình; sống tử tế và làm việc hiệu quả; dám bảo vệ lẽ phải, dũng cảm và tỉnh táo chống lại những điều xấu, cái ác.
Từ những kiến thức, kinh nghiệm và thực tế, tôi tin rằng Việt Nam chúng ta hoàn toàn có đầy đủ điều kiện để phát triển và đạt được những thành tựu như các cường quốc trên thế giới đã đang có.
“Tôi luôn đặt niềm tin vào các thế hệ trẻ của đất nước. Tôi nhìn thấy tương lai tươi sáng của Tổ quốc mình trong sức sống căng tràn và trong những ước mơ, hoài bão cao đẹp của các em. Tôi mong một ngày nào đó Việt Nam mình cũng tự tin sánh vai với các cường quốc trên thế giới, để bạn bè thế giới biết đến Việt Nam là một đất nước phát triển, hạnh phúc, có nền văn hoá lâu đời và đậm bản sắc dân tộc. Đây cũng là lý do tôi quyết định từ bỏ công việc với vị trí và mức lương nhiều người mơ ước, từ bỏ cơ hội phát triển ở thị trường quốc tế để về nước tham gia vào lĩnh vực giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho những người anh em của mình.
TS Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ: Dù biết con đường mình đi sẽ không dễ dàng nhưng với niềm đam mê, nhiệt huyết và khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn, mang những giá trị tri thức của mình để giúp đỡ cho thật nhiều người, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, tôi tin chúng ta nhất định sẽ thành công.
Chia sẻ thêm về lý do quyết định về nước, TS Nguyễn Thanh Tùng cho biết thêm, ngoài sứ mệnh lan tỏa tri thức giáo dục giúp mọi người có cuộc sống hạnh phúc hơn, có một điều luôn thôi thúc tôi, khiến tôi đưa quyết định nhanh chóng hơn cho việc trở về đó chính là “về nước để báo hiếu cha mẹ”.
Giá trị lớn nhất của một người còn sót lại chính là nền tảng, phẩm chất đạo đức, chứ chẳng phải sự giàu sang. Và góc cuối cùng của phẩm chất đạo đức là thực hành điều tử tế, điều tốt đẹp nhất đối với cha mẹ mình”.
Tôi nhận ra điều quan trọng nhất với cuộc đời mình là gì? Tất cả những gì mình có: một cơ thể lành lặn, trí huệ minh mẫn, kiến thức, kinh nghiệm, sự nghiệp …. tất những thành tựu tôi có được của ngày hôm nay là nhờ có bàn tay săn sóc, sự hi sinh vất vả của cha mẹ nên phải hiếu đạo, báo hiếu cha mẹ.
“Thời điểm đó cha mẹ tôi nhiều lần đối mặt với cửa tử do tuổi cao sức yếu. Tôi cũng nhận ra rằng cha mẹ không còn nhiều thời gian với mình, nếu mình còn chần chừ không về thì có thể sẽ không còn cơ hội để được ở bên, được báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
“Hạnh phúc với tôi là được làm thật nhiều điều ý nghĩa cho đấng sinh thành”. Vậy một khi cha mẹ không còn thì sự thành công mà tôi cố gắng có được liệu có đem lại hạnh phúc? Sau nhiều năm bôn ba, cũng đã đến lúc tôi nên trở về, trở về bên cha mẹ, trở về cống hiến cho quê hương, đất nước mình”.
ĐẠO HIẾU là giá trị cốt lõi của ĐẠO ĐỨC, là yếu tố mang đến cho tôi sự nghiệp thành công và một gia đình hạnh phúc. Với tất cả sự biết ơn, tôi mong muốn được mang những gì đã nhận được chia sẻ với tất cả mọi người. Đó là lý do tôi quyết định từ bỏ công việc với mức lương nhiều người mơ ước để trở về Việt Nam bắt đầu sự nghiệp lan tỏa các tri thức giáo dục đến mọi người.
Thành lập viện quản trị tri thức KMi
Ngay sau khi về nước, mặc dù công việc bận rộn và phải dành thời gian chăm sóc và ở bên cha mẹ nhưng với khát khao được cống hiến cho cội nguồn, cho quê hương đất nước nơi mình được sinh ra, TS Nguyễn Thanh Tùng vẫn đi về như con thoi khắp các tỉnh, thành để truyền tải các chuyên đề kiến thức, kỹ năng đến với nhiều người.
Những kiến thức, kỹ năng mà TS truyền tải tập trung hướng đến các đối tượng là: học sinh, sinh viên, các cặp vợ chồng – những người làm cha mẹ và ông bà, bên cạnh đó còn có các cán bộ nhân viên tại các doanh nghiệp ở đa lĩnh vực.
Trong quá trình chia sẻ về các chuyên đề rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống, TS Nguyễn Thanh Tùng nhận thấy một thực trạng khá phổ biến đó là: “Mọi người rất dễ làm đẹp lòng, rất hay cám ơn, lịch sự với những người bên ngoài nhưng lại khó làm điều đó với cha mẹ mình bởi chúng ta thường xem việc nhận sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ là vô điều kiện, thành ra việc tri ân cũng là khó nhất”.
Nguyễn Thanh Tùng cũng không ngại chia sẻ câu chuyện của mình năm 19 tuổi. Ngày đó, cậu sinh viên 19 tuổi bắt gặp những đứa bạn đồng trang lứa hôn bố mẹ khi được chở đến cổng trường đại học. TS Tùng nhớ lại: “Với tôi lúc ấy, đó là những gia đình thật sự hạnh phúc, trí tuệ. Từ đó, tôi mới nghiền ngẫm và tự hỏi tại sao mình không làm được điều tương tự và nung nấu ý định thực hành chuyện hôn bố mẹ mình”.
Tuy nhiên, gia đình chàng thanh niên gốc Huế lúc ấy còn nghèo khó bởi cảnh nhà đông con, mạnh ai nấy ngủ nghỉ, cho nên không có được cảm xúc đó, chưa kể việc này đối với nhiều người còn… rất kỳ cục. Vì vậy, suốt 3 tháng đầu, anh con trai không thực hiện được “kế hoạch”. “Nhưng tôi nghĩ cơ hội để làm điều này ít lắm, bởi bố mẹ sinh đến 17 người con. Đến một ngày, tôi “liều mạng” hôn mẹ mình. Thật sự lúc đó tôi cảm nhận được tình cảm của người mẹ khi nhận nụ hôn của con mình lúc trưởng thành. Và từ đó, tôi duy trì đến nay, gần như ngày nào cũng hôn mẹ trước và sau khi đi làm về”, TS, Nguyễn Thanh Tùng thổ lộ.
Vị tiến sĩ cũng cho hay, nụ hôn trao cho mẹ “vi diệu” ở chỗ là khi ấy người mẹ bắt đầu quan tâm, để ý tới cậu con trai từng li, từng tí. Niềm hạnh phúc của người mẹ cũng ánh lên trong cả lời nói, ánh mắt, cử chỉ.
Bản thân TS Nguyễn Thanh Tùng cũng không phủ nhận việc thể hiện những hành động yêu thương với cha mẹ là không hề dễ dàng, nhất là với những thế hệ 7X, 8X và 9X. Bởi lứa tuổi đó chúng ta chỉ được dạy cách thể hiện tình cảm, cảm xúc, cách nói lời cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, chứ không được dạy cách cảm ơn hay thể hiện hành động, nói lời yêu thương khi được cha mẹ giúp đỡ. Bởi cha mẹ vốn luôn là người yêu thương con vô điều kiện, sẵn sàng cho con mọi thứ tốt nhất mà không cần nhận lại. Vì vậy có nhiều người dù rất muốn thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của mình đến cha mẹ, người thân nhưng còn ngại và không biết cách thể hiện như thế nào.
Để mỗi đứa trẻ sinh ra đều được lớn lên trong một môi trường giáo dục phát triển và hạnh phúc; để mỗi gia đình Việt thêm yêu thương, thấu hiểu và gắn hết; để những cha mẹ sống hạnh phúc hơn với những lời nói, hành động yêu thương từ con cái mỗi ngày và để có một Việt Nam phát triển, hạnh phúc, tự tin sánh vai với các cường quốc trên thế giới. TS Nguyễn Thanh Tùng đã quyết định thành lập Viện Quản trị Tri thức KMi để mang tri thức đến với mọi người, đưa tri thức ứng dụng vào cuộc sống thường nhật của mọi người dân, giúp họ nâng cao giá trị bản thân và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Viện Quản trị Tri thức KMi là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, các nhà đào tạo giáo dục uy tín trong nước và quốc tế. Đồng thời viện cũng có vai trò là nơi Nghiên cứu và Đóng gói các tri thức giáo dục, & là nơi truyền tải các tri thức đến với mọi người dân để họ học hỏi và ứng dụng thực hành để đạt đạt được những kết quả trong thực tiễn.
Hợp tác với WeUp để lan tỏa tri thức đến với cộng đồng
Với vai trò là Viện Trưởng Viện Quản trị Tri thức KMi, TS. Nguyễn Thanh Tùng đã rất nỗ lực trong việc mang tri thức giáo dục đến với người dân. Tiêu biểu phải kể đến hàng loạt các hoạt động như:
- Chia sẻ kiến thức; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống; giáo dục giới tính; các chương trình định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khối trung học phổ thông, trung học cơ sở và khối tiểu học.
- Chia sẻ về cách xử lý các vấn đề về mối quan hệ: Mâu thuẫn vợ – chồng, bất đồng quan điểm giữa cha mẹ – con cái; mất kết nối giữa vợ chồng/ bố mẹ – con và các mối quan hệ khác.
- Chia sẻ các kiến thức, kỹ năng để sống trọn đời hạnh phúc bình an.
- Đào tạo, truyền cảm hứng cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt trong các trại giam.
- Đào tạo về chiến lược quản trị vận hành doanh nghiệp: Tinh gọn doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản trị nhân sự.
TS. Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ: Với gần 20 năm tham gia vào lĩnh vực giáo dục, số người được ông chia sẻ và đào tạo đã lên đến khoảng 20.000+ học viên. Đây không phải là con số nhỏ nhưng so với tỷ lệ dân số Việt Nam hiện nay thì con số này chỉ như hạt cát giữa sa mạc.
Làm thế nào để lan tỏa tri thức giáo dục đến mọi người? Làm thế nào để ngày càng có thêm nhiều người được tận hưởng những giá trị tốt đẹp mà giáo dục mang lại? Đó luôn là những nỗi trăn trở canh cánh trong lòng tôi.
Trong thời đại 4.0 làm thế nào để đưa các tri thức tiếp cận được với nhiều người, nhất là những người đang thực sự cần là một bài toán khó. Vậy nên nếu chỉ dừng lại ở việc mình có nhiều nhiều nội dung giá trị, mình đem đóng gói lại và mang đi chia sẻ trực tiếp thì chỉ có thể giúp được cho một nhóm người. Trong khi rất nhiều người đang thực sự cần được giúp đỡ thì lại không có cách nào tiếp cận được.
Hành trình mang tri thức giáo dục đến với mọi người tuy gặp không ít những khó khăn, nhưng TS.Nguyễn Thanh Tùng vẫn luôn tin rằng chỉ cần đủ chân thành, đủ nhiệt huyết, bản thân sẵn sàng cho đi bằng tất cả cái tâm và những gì mình trao đến cho mọi người thực sự là những thứ có giá trị và ý nghĩa. Thì chắc chắn sẽ tìm được những người đồng hành cùng mình lan tỏa giá trị tốt đẹp và những giá trị mình trao đi cũng sẽ trở nên ý nghĩa và tốt đẹp hơn khi được nhiều người đón nhận và ứng dụng vào thực tế, đạt được những kết quả tích cực.
8/2023 TS.Nguyễn Thanh Tùng đã chính thức hợp tác với WeUp để cùng nhau thực hiện sứ mệnh lan tỏa tri thức đến với cộng đồng và xã hội.
Theo đó, CTCP Giáo dục Khai Minh WeUp với lợi thế sở hữu nền tảng công nghệ giáo dục chăm sóc sức khỏe tinh thần đầu tiên tại Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và đưa các tri thức giáo dục của TS.Nguyễn Thanh Tùng lên trên nền tảng weup.com. Đồng thời tiến hành truyền thông nhằm đưa các tri thức này tiếp cận đến với nhiều hơn.
Cùng chung mục tiêu mang những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng nhằm xây dựng một Việt Nam hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn và phát triển bền vững hơn. Cả WeUp và TS. Nguyễn Thanh Tùng vẫn đang nỗ lực từng ngày để giúp cho nhiều người có cơ hội được học hỏi, phát triển và làm chủ cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn.
Thực trạng tại Việt Nam hiện nay có tới 13,5 triệu người, tương đương 15% dân số có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đặc biệt tỷ lệ người mắc trầm cảm chiếm 5,8% dân số (WHO), và mỗi năm có 40.000 người trầm cảm tự tử (BYT, 2017). Một trong số các nguyên nhân tiêu biểu khiến nhiều người Việt đang phải đối mặt với vấn đề sức khỏe tâm lý đó là: sự mất kết nối giữa các thành viên trong gia đình (vợ – chồng; bố mẹ – con), do áp lực công việc, học hành.
Theo một số khảo sát, nhu cầu cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần và hỗ trợ về tâm lý là rất lớn. Trong khi đó, theo Bộ y tế tỷ lệ bác sĩ tâm thần chỉ ở mức khiêm tốn 0,91 bác sĩ/ 100.000 dân. Trong khi thực tế lại chưa có một giải pháp hỗ trợ giúp giải quyết vấn đề một cách phù hợp và hiệu quả.
Thêm nữa, có một bất cập trong xã hội hiện nay. Nghề làm cha làm mẹ và nghề làm vợ làm chồng là 2 nghề gắn với mỗi người 2/3 cuộc đời mỗi chúng ta. Nhưng những người làm cha làm mẹ, làm vợ làm chồng chưa được đào tạo một cách có hệ thống và khoa học về kiến thức, kỹ năng cho vị trí và vai trò của 2 nghề này. Vì thế đa phần mỗi chúng ta hành xử một cách bản năng trong nuôi dạy con hay trong mối quan hệ vợ chồng. Sự thiếu thấu hiểu nhau, những mâu thuẫn nảy sinh và bạo hành trong gia đình tích luỹ lâu dần dẫn đến những hệ luỵ mất kết nối vợ – chồng, bố mẹ – con.
Xuất phát từ thực trạng trên, TS.Nguyễn Thanh Tùng và WeUp hi vọng những tri thức trao đi gồm các: kiến thức, kỹ năng, các giải pháp giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống sẽ hỗ trợ kịp thời, đúng lúc để các cá nhân và thành viên trong mỗi gia đình thêm thấu hiểu, yêu thương và gắn kết chặt chẽ. Từ đó cùng nhau tạo dựng nên những gia đình hạnh phúc, phát triển và xã hội phát triển và hạnh phúc.